Cách mạng Tháng Tám mở ra kỷ nguyên độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội ở nước ta (Phần I)

Ngày đăng: 19/08/2015 - 08:08

Cách mạng Tháng Tám năm 1945 là trang sử hào hùng, một dấu son đỏ thắm trong lịch sử dựng nước và giữ nước hàng ngàn năm của nhân dân ta. Cuộc Tổng khởi nghĩa Tháng Tám năm 1945 là kết quả của tinh thần yêu nước truyền thống đã tích tụ lâu đời trong khối đại đoàn kết toàn dân, hun đúc thành ý chí quật khởi vì nền độc lập tự do của Tổ quốc, dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản. Cách mạng Tháng Tám năm 1945 là kết quả trực tiếp của cao trào chống Nhật, Pháp đã được rèn luyện và chuẩn bị theo tinh thần cách mạng là sự nghiệp của quần chúng. Tính chất mau lẹ và kịp thời của cuộc Tổng khởi nghĩa Tháng Tám năm 1945 chứng tỏ Đảng ta đã dự báo đúng thời cơ và lãnh đạo nhân dân ta đứng lên giành chính quyền khi tình thế cách mạng xuất hiện.

Dieu-binh-dieu-hanh-ky-niem-70-nam-Quoc-khanh-29 1

Diễu binh, diễu hành tại Quảng trường Ba Đình. Ảnh: Tạp chí Đảng Cộng sản

Cách mạng Tháng Tám không chỉ là tiếng sét báo hiệu sự sụp đổ của chủ nghĩa thực dân Pháp đã thống trị nước ta gần một thế kỷ mà còn là tiếng kèn chào mừng lực lượng dân chủ, tiến bộ thế giới chống chủ nghĩa phát xít đã lớn mạnh. Cách mạng Tháng Tám thực sự mở ra kỷ nguyên mới đối với nước ta - kỷ nguyên độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội.

I. Độc lập dân tộc là nguyện vọng tha thiết của nhân dân ta.

Giành và gìn giữ nền độc lập của Tổ quốc là mối quan tâm của bao thế hệ. Ngọn cờ đấu tranh vì nền độc lập dân tộc đã trải qua nhiều phong trào yêu nước như phong trào Cần Vương, nghĩa quân Yên Thế, các phong trào Duy Tân, Đông Du và nhiều phong trào yêu nước khác. Nhưng tất cả đều thất bại.

Sự thành lập Đảng Cộng sản và đưòng lối cứu nước của Đảng là nhân tố quan trọng nhất dẫn đến thắng lợi của cuộc Cách mạng Tháng Tám. Cuộc Cách mạng Tháng Tám dưới sự lãnh đạo của Đảng là cuộc cách mạng xuất hiện trong ba phong trào lớn của thế kỷ XX: phong trào độc lập dân tộc, dân chủ và chủ nghĩa xã hội.

Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 mở ra một thời đại mới, đánh dấu tương quan lực lượng mới trên phạm vi toàn cầu. Đây là thời đại cho phép nhân loại có cơ hội thực hiện bước quá độ lịch sử từ chủ nghĩa tư bản lên chủ nghĩa xã hội, bao hàm cả khả năng quá độ lên chủ nghĩa xã hội không qua chế độ tư bản chủ nghĩa đối với các nước kinh tế kém phát triển, nhờ những thuận lợi khách quan mà thời đại mới mở ra.

Cách mạng Tháng Tám năm 1945 ở nước ta giành được thắng lợi trong thời đại của cách mạng vô sản. Nó phản ánh tính chất của thời đại và mở đường mang lại những nhận thức mới mẻ và triệt để trong quan niệm cũng như giải pháp để giải quyết vấn đề độc lập dân tộc. Cách mạng Tháng Tám đánh dấu tầm nhận thức của chúng ta đã vượt qua những mâu thuẫn và các hạn chế trong việc giải quyết vấn đề độc lập dân tộc theo lập trường phong kiến và tư sản. Nó cũng là kết quả thực tiễn của một đường lối đúng đắn mà Đảng ta từ năm 1930 đã nêu: Độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội.

Tính chất mới mẻ và triệt để của việc giải quyết độc lập dân tộc theo lập trường của giai cấp công nhân, của chủ nghĩa xã hội khoa học được thể hiện ở những nội dung chủ yếu sau đây:

  1. Độc lập dân tộc thực sự là phải đảm bảo cho dân tộc quyền tự quyết, quyền lựa chọn chế độ chính trị, lựa chọn con đưòng và mô hình phát triển. Độc lập dân tộc, đối với mỗi quốc gia là độc lập về chính trị và độc lập về kinh tế. Độc lập dân tộc không chỉ là độc lập toàn vẹn lãnh thổ mà còn phải có cơ hội gìn giữ phát triển các giá trị văn hoá truyền thống.
  2. Độc lập dân tộc đòi hỏi xoá bỏ tình trạng áp bức bóc lột và nô dịch của dân tộc này đối với dân tộc khác về kinh tế, về chính trị và tinh thần, do đó độc lập gắn liền với tự do và bình đẳng. Độc lập dân tộc phải đảm bảo chủ quyền của dân tộc trong các quan hệ quốc tế, được thừa nhận về pháp lý quốc tế và được khẳng định trong thực tế. Đó là chủ quyền của một quốc gia độc lập có sự thống nhất toàn vẹn lãnh thổ, không có sự can thiệp từ bên ngoài vào công việc nội bộ của quốc gia - dân tộc.
  3. Sự trao đổi hợp tác về kinh tế - văn hoá giữa các nước dựa trên nguyên tắc bình đẳng và cùng có lợi, tôn trọng chủ quyền của nhau, cùng đóng góp vào lợi ích chung vì hoà bình và tình hữu nghị giữa các dân tộc, vì một thế giới không có chiến tranh, không có sự hoành hành của cái ác, của sự tàn bạo và bất công, đảm bảo cho con ngưòi sống trong an ninh và hạnh phúc.

Trong một bài phân tích rất sâu sắc về Cách mạng Tháng Tám, Trường Chinh đã viết: "Đối với nước ta, thế nào là độc lập hoàn toàn? - Là lãnh thổ Việt Nam từ Nam Quan đến mũi Cà Mau phải được toàn vẹn đặt dưới chính quyền nhân dân, do nhân dân bầu ra; trên đất nước Việt Nam không có quân đội nước ngoài chiếm đóng; kinh tế Việt Nam phải được độc lập, không phụ thuộc vào kinh tế nước Pháp, hoặc bất cứ một nước nào khác. Nhân dân Việt Nam có quyển phát triển văn hoá dân tộc của mình"1.

Cách mạng Tháng Tám chứng minh một chân lý của thời đại mới là đấu tranh cho độc lập của mỗi dân tộc thống nhất hữu cơ với mục tiêu đấu tranh chung của thòi đại vì hoà bình, độc lập dân tộc, dân chủ và tiến bộ xã hội.

Các xã hội dựa trên sự duy trì tình trạng áp bức bóc lột bởi chế độ chiếm hữu tư nhân về tư liệu sản xuất, bởi những mâu thuẫn đối kháng về giai cấp không thể giải quyết triệt để vấn đề độc lập dân tộc. Trong các xã hội ấy có sự xung đột giữa lợi ích giai cấp của giai cấp thống trị với lợi ích dân tộc, lợi ích của đông đảo các tầng lớp nhân dân trong xã hội: Như chúng ta đã thấy, trước cuộc Cách mạng Tháng Tám ở nước ta, giai cấp phong kiến và giai cấp tư sản luôn xuất phát từ lợi ích và quyền lực thông trị của chúng để hưống cuộc đấu tranh giành độc lập và chủ quyền quốc gia dân tộc vào mục đích thực hiện lợi ích và duy trì quyền lực thống trị của chúng trong xã hội.

Đứng trên bình diện quốc tế mà nhìn, chúng ta đã chứng kiến các cuộc chiến tranh phi nghĩa do giai cấp phong kiến và giai cấp tư sản tiến hành đi xâm lược và đặt ách thống trị đối với các dân tộc khác, trong đó nước ta là một nạn nhân và buộc chúng ta cầm súng để bảo vệ quyền sông của mình và đó cũng là điều kiện khách quan dẫn chúng ta đến cuộc Cách mạng Tháng Tám, giành lại quyền độc lập dân tộc, tự do của nhân dân.

Sự bành trướng lãnh thổ, mở rộng thuộc địa, bóc lột nhân dân là bản chất của chủ nghĩa thực dân, đế quốc. Chúng thường truyền bá các hệ tư tưởng và văn hoá có lợi cho chúng. Việc sử dụng lợi ích dân tộc để phục vụ cho lợi ích giai cấp ích kỷ, thậm chí nhân danh lợi ích dân tộc để hy sinh và phản bội lợi ích dân tộc, là điều thường xảy ra đốì với các giai cấp áp bức, bóc lột. Nhiều giai cấp thông trị trước đây đã nhân danh dân tộc để biến nhân dân thành công cụ, phương tiện, tấm lá chắn của giai cấp thông trị, để chúng tiến hành các cuộc chiến tranh xâm lược. Điều đó giải thích vì sao giai cấp phong kiến và tư sản không chỉ mâu thuẫn và xung đột với nhân dân và dân tộc ở trong nước mà còn gây ra mâu thuẫn xung đột với các dân tộc khác ở bên ngoài, làm tổn hại đến nền độc lập tự do của nước mình, đồng thời chà đạp lên chủ quyền quốc gia và độc lập của các quốc gia - dân tộc khác.

Thực tiễn kinh nghiệm lịch sử đã cho thấy sự tồn vong và sự phát triển của mỗi quốc gia - dân tộc đều gắn liền trực tiếp với tinh thần giữ vững độc lập và chủ quyền của quốc gia dân tộc ấy. Sống trong độc lập, tự do là nguyện vọng thiết tha của mọi người trong cộng đồng dân tộc. Giành và giữ vững nền độc lập của Tổ quốc luôn là mối quan tâm thường trực của nhân dân. Tôn trọng độc lập và chủ quyền quốc gia trỏ thành nguyên tắc cơ bản và điều kiện hàng đầu trong việc thiết lập và duy trì quan hệ bang giao giữa các nước.

Cách mạng Tháng Tám thắng lợi, trong bản Tuyên ngôn độc lập ngày 2-9-1945 khai sinh ra chế độ dân chủ cộng hoà ỏ Việt Nam, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã trịnh trọng tuyên bố trước quốc dân đồng bào và thế giới về chủ quyền độc lập của đất nước: "Nước Việt Nam có quyền hưởng tự do và độc lập, và sự thật đã thành một nước tự do độc lập. Toàn thể dân tộc Việt Nam quyết đem tất cả tinh thần và lực lượng, tính mạng và của cải để giữ vững quyền tự do, độc lập ấy"2.

Trong Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến ngày 19-12­1946, Chủ tịch Hồ Chí Minh một lần nữa nhấn mạnh: Chúng ta thà hy sinh tất cả, chứ nhất định không chịu mất nước, nhất định không chịu làm nô lệ. Độc lập dân tộc là cái đích trực tiếp của công cuộc giải phóng dân tộc khỏi ách áp bức đô hộ và xâm lược để khẳng định quyền tồn tại và phát triển của độc lập, sự thống nhất lãnh thổ và chủ quyên quôc gia.

Các nhà kinh điển của chủ nghĩa Mác - Lênin đã nhấn mạnh rằng chỉ có đứng trên lập trưòng giai cấp vô sản và cách mạng vô sản, mới có thể giải quyết đúng đắn vấn đề dân tộc và độc lập dân tộc. Giải quyết vấn đề độc lập dân tộc theo ý thức hệ phong kiến và tư sản trong khuôn khổ chế độ phong kiến và chế độ tư bản chủ nghĩa không tránh khỏi những mâu thuẫn và những hạn chế nhất định. Đó là những mâu thuẫn và những hạn chế bắt nguồn từ bản chất kinh tế và chính trị của các chế độ phong kiến và tư bản chủ nghĩa - những hình thái xã hội dựa trên các quan hệ tư hữu về tư liệu sản xuất và các quan hệ đôi kháng giai cấp.

Cách mạng vô sản là một cuộc cách mạng triệt để không chỉ vì nó giải phóng nhân cách, tăng năng suất lao động mà còn bởi vì chỉ có nó mới có thể giải quyết đúng đắn vấn đề độc lập dân tộc. Cách mạng vô sản thực hiện sự thông nhất chân chính giữa lợi ích giai cấp và lợi ích dân tộc; lợi ích của dân tộc này với lợi ích của dân tộc khác. Xoá bỏ triệt để tình trạng bóc lột và áp bức giai cấp là điều kiện cơ bản nhất để xoá bỏ ách áp bức dân tộc, để thực sự có độc lập cho dân tộc. Bảo vệ nền độc lập của dân tộc mình phải thông nhất với việc tôn trọng nền độc lập của dân tộc khác. Chỉ có giai cấp vô sản với bản chất cách mạng và sứ mệnh lịch sử của nó mới có thể thực hiện được yêu cầu trên.

Giai cấp vô sản trong khi giải phóng giai cấp mình ra khỏi tình trạng bị bóc lột và áp bức, xoá bỏ tình cảnh nô lệ của mình, nó đồng thòi giải phóng cho cả xã hội; tiến tới xây dựng một xã hội không có áp bức bóc lột, đảm bảo cho mọi người có quyển tự do và làm chủ, một xã hội mà quyền lực thực sự thuộc về nhân dân lao động được giải phóng. Chỉ có cuộc cách mạng do giai cấp công nhân lãnh đạo mới gắn liền giải phóng giai cấp với giải phóng xã hội, giải phóng con ngưòi, tức là thực hiện độc lập tự do cho dân tộc, thực hiện sự phát triển hài hoà giữa cá nhân và xã hội trong độc lập tự do. Mục đích đó được thực hiện một cách nhất quán từ cơ sở kinh tế - xã hội và chính trị của cách mạng vô sản. Đó là chế độ công hữu vể tư liệu sản xuất. Nhờ đó, nó xoá bỏ tận gốc tình trạng bóc lột, áp bức. Đó còn là nhà nước mang bản chất giai cấp công nhân, thực hiện và bảo vệ lợi ích, quyển lực của nhân dân lao động, một nhà nước thực sự là chính quyền của nhân dân, do nhân dân và vi nhân dân. Nó thay thế cho các nhà nước trước đó vốn chỉ là công cụ của một nhóm nhỏ xã hội thuộc giai cấp thống trị để bóc lột và áp bức nhân dân và dân tộc, đối lập với cả xã hội. Nó thay thế nền dân chủ tư sản vốn là một thiết chế dân chủ cho lợi ích, quyền lực của giai cấp tư sản khốhg chế, bằng nền dân chủ hội chủ nghĩa, đảm bảo quyền lực thực sự thuộc về nhân dân lao động.

Như vậy, lợi ích của giai cấp công nhân phù hợp và thống nhất chân chính với lợi ích của nhân dân lao động, của dân tộc và xã hội; giải phóng giai cấp công nhân gắn liền với giải phóng xã hội, độc lập dân tộc gắn liền với xây dựng quốc gia - dân tộc theo mục tiêu, lý tưởng của chủ nghĩa xã hội. Đó là những cơ sở phản ánh bản chất của giai cấp công nhân, đảm bảo cho dân tộc có độc lập thực sự và nền độc lập thực sự của dân tộc sẽ tìm thấy sự bền vững của nó trên con đưòng phát triển của chủ nghĩa xã hội.

Cách mạng Tháng Tám năm 1945 nằm trong phạm trù của cách mạng vô sản, nó mở ra cho chúng ta những nhận thức mới về vấn đề dân tộc, cho phép chúng ta rút ra một sô' nhận xét sau:

- Một là: Độc lập dân tộc trong điều kiện đã hình thành quốc gia - dân tộc là một hiện tượng lịch sử - xã hội. Nó gắn liền với nhà nước, vốn là sản phẩm trực tiếp của sự xuất hiện giai cấp và tồn tại các mâu thuẫn đối kháng giai cấp trong xã hội. Giải quyết vấn đề độc lập dân tộc gắn liền với vấn đề chủ quyền quốc gia không chỉ về lãnh thổ mà còn là chủ quyền về kinh tế, chính trị, văn hoá. Đối với mỗi dân tộc và mỗi quốc gia - dân tộc, giành và giữ vững độc lập là một yêu cầu khách quan, một nhu cầu thường trực trong quá trình phát triển.

- Hai là: Trong các xã hội có giai cấp, độc lập dân tộc chi phối bởi tính chất giai cấp của chế độ chính trị - xã hội, chế độ kinh tế và hệ tư tưởng của giai cấp thông trị thông qua nhà nước. Trong các cuộc đấu tranh giai cấp, độc lập dân tộc gắn liền với dân chủ, tự do, bình đẳng và công bằng xã hội. Đây là những mục tiêu của cuộc đấu tranh giải phóng giai cấp và giải phóng xã hội. Các xã hội dựa trên chế độ tư hữu về tư liệu sản xuất và áp bức bóc lột của một thiểu số đốì với đa số nhân dân lao động, thường vấp phải mâu thuẫn giữa lợi ích giai cấp của giai cấp thống trị với lợi ích dân tộc. Chỉ có giai cấp công nhân và cuộc cách mạng vô sản do giai cấp công nhân lãnh đạo nhằm xoá bỏ mọi áp bức bóc lột giai cấp và dân tộc mới có thể giải quyết triệt để vấn đề độc lập dân tộc và đem lại nền độc lập thực sự.

- Ba là: Để giải phóng giai cấp mình, để trở thành giai cấp thống trị với tư cách giai cấp nắm quyền lực nhà nước, tiến tới thực hiện các mục tiêu của chủ nghĩa xã hội, giai cấp công nhân phải trở thành lực lượng lãnh đạo của cách mạng giải phóng dân tộc. Phải giải phóng cho dân tộc, thực hiện nền độc lập thực sự cho dân tộc, thì giai cấp công nhân mới thực hiện triệt để sự nghiệp giải phóng giai cấp mình. Độc lập dân tộc là mục tiêu trực tiếp của cách mạng giải phóng dân tộc, là điều kiện, là tiền đề đi tới cách mạng xã hội chủ nghĩa, tới chủ nghĩa xã hội. Trong thời đại cách mạng vô sản, độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội, cách mạng dân tộc dân chủ để giải phóng dân tộc, thực hiện độc lập dân tộc do giai cấp công nhân lãnh đạo, đã nằm trong quỹ đạo của cách mạng xã hội chủ nghĩa và tất yếu phát triển tới chủ nghĩa xã hội.

Thực tiễn phát triển của cách mạng nước ta từ khi có Đảng Cộng sản lãnh đạo đã xác nhận nguyên lý: Độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội.

Từ năm 1930 tới năm 1945 là quá trình Đảng ta lãnh đạo giai cấp và công cuộc đấu tranh cho các mục tiêu độc lập dân tộc, dân sinh, dân chủ và tiến bộ xã hội để thực hiện một nước Việt Nam độc lập, thoát khỏi ách đô hộ của chủ nghĩa đế quốc, chủ nghĩa thực dân, xoá bỏ ách áp bức bóc lột của địa chủ, phong kiến và tư sản. Cách mạng Tháng Tám năm 1945 đã xác lập chế độ dân chủ cộng hoà và thực hiện mục tiêu đó, đưa cả dân tộc Việt Nam làm chủ vận mệnh của mình. Cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp từ 1946 đến 1954 là sự tiếp tục những mục.tiêu độc lập dân tộc, dân chủ làm tiền đề để từng bước tiến tới chủ nghĩa xã hội. Sau thắng lợi của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp, cách mạng dân tộc dân chủ đã hoàn thành trên nửa nước. Có hoà bình và độc lập tự do, miền Bắc đã bước vào thời kỳ quá độ đi lên chủ nghĩa xã hội. Trong khi đó ở miền Nam, cuộc cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân còn kéo dài suốt 21 năm (từ 1954 tới 1975) để giành độc lập dân tộc, đánh bại chủ nghĩa thực dân kiểu mới của đế quốc Mỹ và các thế lực nguỵ quyền đại diện cho lợi ích của giai cấp tư sản ở miền Nam. Sau khi miền Nam được hoàn toàn giải phóng, cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân của nước ta đã hoàn thành, cả nước ta bước vào thời kỳ quá độ đi lên chủ nghĩa xã hội trong điều kiện đất nước đã thống nhất.

Thực tiễn cách mạng nước ta đã khẳng định độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội là con đường phát triển duy nhất đúng đắn của cách mạng Việt Nam...

GS, VS. Nguyễn Duy Quý

(Bài trích trong sách "Cách mạng Tháng Tám trong tiến trình lịch sử dân tộc",

Nhà xuất bản Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2005)

 

 

***

1. Trường Chinh, Cách mạng dân tộc dẫn chủ nhân dân Việt Nam, Nxb. Sự thật, Hà Nội, 1976, t. 1, tr. 396-397.

2. Hồ Chí Minh: Toàn tập, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia, Hà Nội, t. 3, tr. 557.

 


 

Bình luận