Cách mạng Tháng Tám mở ra kỷ nguyên độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội ở nước ta (Phần II)

Ngày đăng: 21/08/2015 - 10:08

2. Chủ nghĩa xã hội là đảm bảo chắc chắn và bền vững nhất cho nền độc lập của dân tộc, được mở đầu từ Cách mạng Tháng Tám năm 1945.

tranh tien vuong

Lựa chọn con đường phát triển tới chủ nghĩa xã hội sau khi đã giành được độc lập là sự lựa chọn duy nhất đúng đắn của cách mạng Việt Nam. Với điều kiện lịch sử của nước ta, chỉ có độc lập thật sự mới tạo điều kiện để xây dựng chủ nghĩa xã hội, và chỉ có xây dựng chủ nghĩa xã hội thì mới thật sự có "độc lập cho Tổ quốc, tự do, hạnh phúc cho nhân dân".                   

Như trên chúng ta đã chỉ ra những cơ sở khách quan và nhân tố chủ quan cho phép giải quyết triệt để và thực chất vấn đề độc lập dân tộc theo lập trường giai cấp công nhân, sau khi chúng ta tiến hành Cách mạng Tháng Tám.

Ở đây chúng tôi tiếp tục làm sáng rõ thêm mối quan hệ biện chứng giữa độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội trong thời đại quá độ từ chủ nghĩa tư bản lên chủ nghĩa xã hội, trên phạm vi toàn thế giới và sự thể hiện sinh động nguyên lý đó từ thực tiễn cách mạng Việt Nam sau khi chúng ta giành được chính quyền. Điều đó càng làm sáng tỏ tính đúng đắn của đường lối cách mạng do Đảng ta khởi xướng và lãnh đạo, từ đó hiểu rõ thêm ý nghĩa lý luận và thực tiễn to lớn của chiến lược cách mạng nước ta trong giai đoạn hiện nay.

Vậy có những căn cứ nào cho thấy chủ nghĩa xã hội là đảm bảo chắc chắn và bền vững nhất cho nền độc lập thực sự của dân tộc?

Thực chất của vấn đề là ở chỗ, bản chất của chủ nghĩa xã hội là thực hiện triệt để giải phóng giai cấp, giải phóng dân tộc, giải phóng xã hội, giải phóng con người. Chủ nghĩa xã hội sẽ xóa bỏ căn nguyên kinh tế sâu xa của tình trạng người bóc lột người, do chế độ chiếm hữu tư nhân về tư liệu sản xuất sinh ra. Nhờ đó, nó xoá bỏ cơ sở kinh tế sinh ra ách áp bức con ngưòi về chính trị và sự nô dịch con người về tinh thần, ý thức và tư tưởng. Chế độ tư hữu về tư liệu sản xuất đã tích tụ sự giàu có vào tay giai cấp bóc lột, bằng sự cướp đoạt thành quả lao động của nhân dân ở trong nước, cùng với tước đoạt, xâm lược các dân tộc khác dưới mọi hình thức bằng mọi thủ đoạn. Nó làm gay gắt thêm những mâu thuẫn và đối kháng giai cấp ở bên trong và bùng nổ những xung đột dân tộc ở bên ngoài, gây nên những hận thù trong quan hệ giữa các dân tộc và các quốc gia dân tộc. Chế độ tư hữu về tư liệu sản xuất là nguồn gốc sinh ra tình cảnh nô lệ, sự bất công, bất bình đẳng trong quan hệ giai cấp và dân tộc. Các cuộc cách mạng tư sản chỉ nhằm mục đích xác lập và duy trì quyền lực của giai cấp tư sản và bảo vệ sự tồn tại của phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa. Chúng chỉ đạt được ý nghĩa tiến bộ và tích cực ban đầu khi giương lên ngọn cờ chống chế độ phong kiến quân chủ chuyên chế, tập hợp lực lượng xã hội để chống phong kiến, giải phóng giai cấp tư sản, hình thành dân tộc tư sản và thiết lập chế độ cộng hoà cùng nhà nước tư sản và nền dân chủ tư sản. Độc lập dân tộc giành được trong cách mạng tư sản, chỉ mở đường cho giai cấp tư sản xác lập vững chắc quyền lực thống trị của nó, chứ không giải phóng con người và xã hội ra khỏi sự bóc lột, áp bức tư sản. Do đó, chủ nghĩa tư bản, giai cấp tư sản và cách mạng tư sản chỉ thực hiện độc lập dân tộc một cách có giới hạn, không triệt để. Độc lập dân tộc tư sản không những không thủ tiêu áp bức bóc lột, mà còn duy trì và phát triển ở trình độ hiện đại tình trạng áp bức, bóc lột tư sản đối với công nhân, nông dân và mọi tầng lớp lao động làm thuê khác trong xã hội tư sản. Chủ nghĩa đế quốc đã tiến hành chiến tranh xâm lược để tìm kiếm thị trường và thuộc địa, từ chỗ đặt ách phụ thuộc về kinh tế, để khống chế và tạo ra sự phụ thuộc về chính trị đối với các dân tộc khác. Giai cấp tư sản và chủ nghĩa tư bản chỉ có thể tạo ra một thứ độc lập hình thức, giả hiệu và luôn luôn có điều kiện đối với dân tộc mà nó khống chế. Chủ nghĩa tư bản cổ điển ở thế kỷ XIX, chủ nghĩa tư bản hiện đại ở thế kỷ XX tuy có những thay đổi hình thức, song bản chất đó của chúng không thay đổi. Vì vậy, chỉ có chủ nghĩa xã hội mới xoá bỏ tình cảnh nô lệ làm thuê tư bản chủ nghĩa để mở đường đi tới tự do cho mọi người lao động và một nền độc lập thực sự cho các dân tộc. Đây là một thực tế lịch sử mà tính đúng đắn, hợp quy luật và tính hiện thực của nó đã được kiểm nghiệm trong hơn 7 thập kỷ xây dựng chủ nghĩa xã hội.

Rõ ràng là, nếu chủ nghĩa tư bản là chế độ ngưòi bóc lột người cuối cùng của lịch sử, là chế độ chứa đựng những hạn chế và trở ngại trong việc giải quyết vấn đề độc lập dân tộc thì chủ nghĩa xã hội lại là chế độ xã hội cho phép xoá bỏ mọi tình trạng bóc lột, áp bức và nô dịch con người bởi con người, lần đầu tiên trong lịch sử thực hiện được sự giải phóng giai cấp và xã hội, thực hiện đầy đủ và thực chất vấn đề độc lập dân tộc và quan hệ bình đẳng giữa các dân tộc.

Chủ nghĩa xã hội thực hiện độc lập dân tộc để mở đường đưa dân tộc tới sự phát triển phồn vinh về kinh tế, sự phát triển phong phú đa dạng về văn hoá, tinh thần, sự thực hiện đầy đủ nhất quyền lực của nhân dân. Lần đầu tiên trong lịch sử, chỉ với chủ nghĩa xã hội, độc lập dân tộc mới đạt tới chân giá trị của nó ở chỗ nó hướng tới phục vụ lợi ích và quyền lực của mọi người lao động, làm cho mọi thành viên của cộng đồng dân tộc trở thành người chủ thực sự có cuộc sống vật chất ngày càng đầy đủ và cuộc sống tinh thần ngày càng phong phú.

Sự phát triển thực chất và bền vững của độc lập dân tộc được đo bằng những khả năng và điều kiện đảm bảo cho dân tộc thoát khỏi tình cảnh nô lệ, phụ thuộc, bị áp bức bóc lột và nô dịch. Nó cũng đảm bảo cho dân tộc đó vượt qua tình trạng đói nghèo, lạc hậu và tụt hậu trong tương quan với các dân tộc khác trong thế giới ngày nay và ngày càng đạt tới những đỉnh cao của sự giàu có, văn minh, hiện đại, công bằng và bình đẳng trong các mối quan hệ giữa con người với con người, giữa cộng đồng dân tộc này với cộng đồng dân tộc khác.

Những khả năng và điều kiện đảm bảo đó chỉ có thể tìm thấy và giải quyết bằng con đường phát triển chủ nghĩa xã hội.

Mác và Ăngghen đã nhấn mạnh rằng, sự phát triển tự do của mỗi người là điều kiện cho sự phát triển tự do của tất cả mọi người. Ăngghen còn nhấn mạnh rằng, thắng lợi của cuộc cách mạng chính trị (giành chính quyền) đưa giai cấp vô sản lên địa vị là giai cấp nắm quyền lực nhà nước. Nhưng điều đó phỏng có ý nghĩa gì nếu như nhà nước của nó bất lực trong việc giải quyết các nhiệm vụ kinh tế? Và Lênin, người đã thấy rất rõ, giành được chính quyền vào tay giai cấp công nhân và nhân dân lao động là một việc khó khán, nhưng giữ cho được chính quyền đó lại còn khó khăn hơn. Mấu chốt của vấn đề là phải ra sức phát triển kinh tế, nâng cao không ngừng năng suất lao động.

Ngay từ những ngày đầu sau Cách mạng Tháng Tám, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nêu bật một chân lý: nước độc lập mà dân không được hưởng hạnh phúc, tự do thì độc lập đó có ý nghĩa gì. Người đã căn dặn: thắng đế quốc và phong kiến là tương đối dễ; thắng nghèo nàn lạc hậu mới khó khăn hơn nhiều.

Cái lớn lao của tư tưởng Hồ Chí Minh là ở chỗ, Người đã phát hiện thấy: Muốn cứu nước và giải phóng dân tộc để có độc lập tự do thì không có con đường nào khác ngoài con đường cách mạng vô sản. Chỉ có chủ nghĩa cộng sản mới giải phóng triệt để cho dân tộc, mới thực hiện được giải phóng giai cấp vô sản và giải phóng dân tộc, mối đảm bảo một cách thực chất độc lập, tự do. Do đó độc lập dân tộc phải gắn liền với chủ nghĩa xã hội.

Trong sự nghiệp đổi mối theo định hướng xã hội chủ nghĩa hiện nay, việc thấm nhuần quan điểm của Đảng ta: Gắn liền độc lập dân tộc với chủ nghĩa xã hội có một ý nghĩa lý luận và thực tiễn vô cùng to lốn.

Thấm nhuần tư tưởng này sẽ góp phần củng cố nhận thức và thống nhất hành động trong toàn Đảng, toàn dân để tận dụng mọi thời cơ và vận hội, vượt qua mọi thách thức và nguy cơ, đưa cách mạng nước ta tiến lên những bước mới, mở ra triển vọng và tiền đồ rạng rỡ cho dân tộc ta.

Chế độ tư bản chủ nghĩa là một chế độ áp bức bóc lột không chỉ đối với giai cấp vô sản và lao động làm thuê, mà còn áp đặt ách áp bức và nô dịch dân tộc. Chủ nghĩa tư bản hiện đại dù đang ra sức biến đổi các hình thức, đang cải tiến những yếu tố, những bộ phận của nó trong mô hình quản lý kinh tế - xã hội, song bản chất nói trên không hề thay đổi.

Chủ nghĩa tư bản, trước xu thế của lịch sử, không thể không bị phủ định bởi chủ nghĩa xã hội. Chủ nghĩa tư bản không thể là một mô hình xã hội có triển vọng. Nó không thể là sự lựa chọn của chúng ta.

Thời đại ngày nay, trước song đề của sự lựa chọn: hoặc tư bản chủ nghĩa hoặc chủ nghĩa xã hội thì sự lựa chọn đúng đắn như Đảng ta và nhân dân đã lựa chọn chỉ có thể là chủ nghĩa xã hội. Ngày nay, đó là một chủ nghĩa xã hội đổi mới để phát triển. Đổi mới trên nền tảng chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh, trên cơ sở lập trường quan điểm của giai cấp công nhân, thấm thuần tinh thần độc lập tự chủ và sáng tạo, chống giáo điều, chống cơ hội và xét lại, chống những thiên kiến dân tộc hẹp hòi, biệt phái. Đó chính là đổi mới trên cơ sở giữ vững định hướng xã hội chủ nghĩa, thể hiện đúng tinh thần và phương pháp của chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh.

Đổi mới theo tinh thần và nguyên tắc đó sẽ đảm bảo cho chúng ta đi tới mục tiêu: giữ vững được độc lập dân tộc và xây dựng thành công chủ nghĩa xã hội. Với quan niệm đó trong toàn bộ tiến trình đổi mới cũng như trên từng lĩnh vực hoạt động, chúng ta phải nắm chắc hai nhiệm vụ chiến lược: xây dựng chủ nghĩa xã hội và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa, gắn liền xây dựng chủ nghĩa xã hội với bảo vệ Tổ quốc, gìn giữ mọi thành quả cách mạng mà nhân dân ta phải hy sinh biết bao xương máu mới giành được. Đó là thành quả của độc lập tự do và chủ nghĩa xã hội. Do vậy cùng với phát triển kinh tế - văn hoá, thực hiện dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, văn minh, chúng ta phải không ngừng đề cao cảnh giác, tăng cường tiềm lực quốc phòng, an ninh, sẵn sàng đập tan mọi âm mưu và hành động phá hoại của các thế lực thù địch hòng làm sụp đổ chế độ ta và làm chệch phương hướng, mục tiêu xã hội chủ nghĩa của nước ta.

3. Con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở nước ta

a) Nhìn chung lịch sử toàn nhân loại thì xã hội đã phát triển qua nhiều giai đoạn kế tiếp nhau, tương ứng với mỗi giai đoạn là một hình thái kinh tế - xã hội nhất định. Cho đến nay, lịch sử nhân loại đã trải qua bốn hình thái kinh tế - xã hội: cộng sản nguyên thuỷ, chiếm hữu nô lệ, phong kiến, tư bản chủ nghĩa và đang quá độ sang chủ nghĩa xã hội - giai đoạn đầu của hình thái kinh tế - xã hội cộng sản chủ nghĩa.

Song do đặc điểm về lịch sử, vể không gian và thời gian, không phải quốc gia nào cũng phải trải qua tất cả các hình thái kinh tế - xã hội có tính tuần tự từ thấp lên cao theo một sơ đồ chung. Sự thật lịch sử đã chứng tỏ có những nước do những điều kiện khách quan và chủ quan, bên trong và bên ngoài chi phối đã bỏ qua một hình thái kinh tế - xã hội nào đó trong tiến trình phát triển của mình. Chẳng hạn một số quốc gia đã từ chế độ cộng sản nguyên thuỷ sang chế độ chiếm hữu nô lệ, và một số quốc gia khác lại sang ngay chế độ phong kiến không qua chế độ chiếm hữu nô lệ ở một số nước (Italia, Pháp, Tây Ban Nha...) chế độ phong kiến đã bắt đầu hình thành trong lòng chế độ chiếm hữu nô lệ. Nhưng ở một số nước khác (Nga, Ba Lan, Đức) chế độ phong kiến ra đời không phải từ chế độ chiếm hữu nô lệ. Ở Mỹ, chủ nghĩa tư bản hình thành trong điều kiện xã hội không trải qua chế độ phong kiến.

Cả phát triển tuần tự qua đủ các hình thái kinh tế - xã hội lẫn phát triển rút ngắn, bỏ qua một hình thái nào đó đều là quá trình lịch sử - tự nhiên, bởi vì các con đưòng phát triển đó đều là do những quy luật, và những điều kiện khách quan quy định.

Một số nước không qua hình thái này hay hình thái khác là một sự thật lịch sử và là quá trình lịch sử - tự nhiên của quốc gia đó. Sở dĩ như vậy là vì sự vận động của xã hội diễn ra không đồng đều giữa các quốc gia, các vùng. Trong lịch sử thường xuất hiện những trung tâm phát triển cao hơn về sản xuất vật chất, về kỹ thuật, về văn hoá, chính trị... Sự giao lưu, hợp tác với các trung tâm đó làm xuất hiện khả năng một số nước đi sau có thể rút ngắn tiến trình lịch sử mà không phải lặp lại tuần tự các quá trình phát triển của lịch sử nhân loại.

Thực tế lịch sử đã chứng tỏ có nhiều quốc gia đã phát triển tuần tự qua các hình thái kinh tế - xã hội, đồng thời một số quốc gia khác lại phát triển theo con đường bỏ qua một hình thái kinh tế - xã hội nào đó.

b) Đối với nước ta con đường phát triển bỏ qua chế độ tư bản chủ nghĩa vẫn là tất yếu và có khả năng thực hiện.

- Tất yếu và có khả năng, xét về phương diện chính trị. Ngay từ năm 1921, Nguyễn Ái Quốc đã nhận định, ở nước ta: "Sự tàn bạo của chủ nghĩa tư bản đã chuẩn bị đất rồi: Chủ nghĩa xã hội chỉ còn phải làm cái việc là gieo hạt giống của công cuộc giải phóng nữa thôi"1. Từ năm 1930 đến nay phong trào cách mạng Việt Nam trải qua các thời kỳ khác nhau, đã trở thành một phong trào hiện thực quyết xoá bỏ chế độ thực dân phong kiến, giành độc lập dân tộc, tiến lên chủ nghĩa xã hội, không chấp nhận chế độ tư bản chủ nghĩa. Đó là sự lựa chọn chính trị tự nguyện của tuyệt đại bộ phận nhân dân và các dân tộc Việt Nam dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, phù hợp với xu thế của thời đại.

Với những thành quả lịch sử như Cách mạng Tháng Tám năm 1945, thắng lợi của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp, và đế quốc Mỹ, nhân dân ta đã nêu lên một nguyên lý mối của thời đại. Đó là: chủ nghĩa tư bản có thể bị đánh bại tại vùng ngoại vi, trước khi nó bị đánh bại tại chính quê hương của nó. Sau những trận thử sức này, hơn ai hết nhân dân Việt Nam hiểu rõ thực chất của chủ nghĩa tư bản, nên không thể không tìm kiếm con đương phát triển đất nước bỏ qua chế độ đó. Bao nhiêu thành quả cách mạng giành được bằng xương máu của nhiều thế hệ người Việt Nam không thể đem trao vào tay những lực lượng đưa đất nước đi vào con đường tư bản chủ nghĩa, để rồi tự mình quay lại thân phận những người bị áp bức bóc lột.

Sau hơn nửa thế kỷ tôi luyện và thử thách, khuynh hướng chính trị bỏ qua chế độ tư bản, tiến lên chủ nghĩa xã hội đã trở thành một sức mạnh vật chất và bám rễ sâu trong xã hội Việt Nam.

Yếu tố chính trị này có vai trò quyết định trong việc thu hút và chuyển hoá nhân tố thời đại thành nguồn lực bên trong để xây dựng chủ nghĩa xã hội, ngay cả trong điều kiện không còn chế độ xã hội chủ nghĩa ở Liên Xô và Đông Âu. Nói khác đi trong điều kiện cụ thể ở nước ta hiện nay cái tất yếu chính trị giữ vị trí hàng đầu, nhưng xét đến cùng, xét trên quy mô thời đại thì nhân tố chính trị này cũng bắt nguồn từ nguyên nhân kinh tế. Cái tất yếu chính trị ấy sẽ thúc đẩy sự ra đời những cơ sở kinh tế của chế độ mới ở nước ta.

- Tất yếu và có khả nàng xét về phương diện kinh tế. Có phải con đưòng phát triển "bỏ qua" của nước ta chỉ có tiền đề chính trị, thiếu hoặc chưa có tiền đề kinh tế?

Vấn đề tiền đề kinh tế cho sự quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở nước ta cần hiểu đúng và không máy móc. Các nhà kinh điển nói về tiền đề này không cứng nhắc như có ngưòi thưòng nghĩ. Khi nhận định về tiền đề kinh tế trong sự hình thành chủ nghĩa tư bản, Lênin viết: "vin vào cớ là nền kinh tế nhân dân ở nước ta lạc hậu về kỹ thuật... để đem đối lập... với chủ nghĩa tư bản là hoàn toàn phi lý, bởi vì chủ nghĩa tư bản tồn tại cả khi kỹ thuật còn kém phát triển, cũng như khi kỹ thuật đã được phát triển tối cao độ". Mác đã nhiều lần nhấn mạnh trong bộ Tư bản rằng "tư bản thoạt đầu buộc nền sản xuất mà nó gặp, phải phục tùng nó, và chỉ sau đó, nó mới cải tạo nền sản xuất này về mặt kỹ thuật"2. Chủ nghĩa tư bản đã ra đời và tồn tại trong trình độ hiệp tác giản đơn và công trưòng thủ công. Chỉ sau này nó mới có thể tạo ra lực lượng sản xuất phát triển cao là đại công nghiệp cơ khí dựa trên nguồn động lực là máy hơi nước.

Có gì ngăn cản chúng ta vận dụng kinh nghiệm này vào con đưòng phát triển "bỏ qua" ở nước ta? Theo Lênin, không ai lại chờ đợi lịch sử cho ra đời một chủ nghĩa xã hội "hoàn bị", một cách trơn tru, lặng lẽ, dễ dàng và đơn giản.

Những cơ sở kinh tế, kỹ thuật và tài nguyên quốc gia mà chúng ta giành lại được quyền làm chủ từ tay các thế lực xâm lược, cùng với những gì đã xây dựng được, do sự giúp đõ của các nước xã hội chủ nghĩa trước đây đã là những tiền đề kinh tế, kỹ thuật - tuy còn ít - cho phép nước ta quá độ lên chủ nghĩa xã hội, bỏ qua chế độ tư bản chủ nghĩa.

Thành tựu của công cuộc đổi mới những năm qua trong điều kiện quốc tế không thuận lợi, nói lên cả tính tất yếu lẫn khả năng phát triển kinh tế theo định hướng xã hội chủ nghĩa, bỏ qua chế độ tư bản chủ nghĩa.

Bằng cách chuyển nền kinh tế theo cơ chế thị trưòng có sự quản lý của Nhà nước, mở rộng kinh tế đối ngoại nền kinh tế nước ta đã đạt mức tăng trưởng cao liên tục mấy năm liền. Điều đó chứng tỏ chúng ta có khả năng kế thừa kinh nghiệm thế giới, nhưng thực hiện theo định hướng xã hội chủ nghĩa và phù hợp với điều kiện cụ thể Việt Nam.

Bằng một nền kinh tế nhiều thành phần, trong đó khu vực kinh tế nhà nước đóng vai trò chủ đạo, chúng ta đã từng bước giải phóng sức sản xuất, phát huy các động lực, đạt mức tăng trưởng kinh tế cao hơn và cải thiện đời sống nhân dân.

Khả năng phát triển kinh tế của nước ta cũng đang đứng trước những điều kiện mới, cơ hội mới. Ngày nay, cùng với ý chí độc lập, tự lập, tự cưòng - qua bao kinh nghiệm lịch sử - được phát huy cao độ và đưòng lối đối ngoại đúng đắn, chúng ta nhận được sự hợp tác có hiệu quả với nhiều quốc gia trên thế giới.

Những yếu tố quốc tế đang tạo cơ hội cho nước ta phát triển, đồng thời cũng buộc chúng ta phải đối phó vối sự cạnh tranh quyết liệt.

Tất nhiên những khả năng thực tế đã phân tích ở trên trở thành hiện thực đến mức nào là do chúng ta quyết định.

Trước mắt chúng ta là thời cơ lớn, đồng thòi cũng có nhiều nguy cơ phải đẩy lùi và vượt qua.

Với lòng yêu nước nồng nàn, tinh thần chủ động sáng tạo, ý chí tự lực, tự cường, có sự lãnh đạo đúng đắn của Đảng, sự giúp đỡ, hợp tác của bầu bạn trên thế giới, nhân dân ta hoàn toàn có đủ khả năng xây dựng thành công chủ nghĩa xã hội trên đất nước ta với những hình thức, bước đi, cách làm thích hợp.

- Gắn liền độc lập dân tộc vối chủ nghĩa xã hội trong thời kỳ đổi mới, mở cửa và hội nhập với thế giới hiện nay, với tất cả sự tác động phức tạp của kinh tế thị trưòng, của cuộc đấu tranh tư tưởng, lý luận trên quy mô quốc tế và chống diễn biến hoà bình... đòi hỏi chúng ta phải hết sức tỉnh táo và kiên định, đòi hỏi sự thống nhất tư tưởng và hành động dưới sự lãnh đạo của Đảng ta.

Có thể nói rằng, sớm muộn thì các dân tộc đều sẽ đi tới chủ nghĩa xã hội. Đó là xu thế phát triển khách quan của lịch sử. Song mỗi dân tộc đi tới chủ nghĩa xã hội với những đặc điểm, những sắc thái lịch sử - văn hoá khác nhau, phản ánh trình độ phát triển và hoàn cảnh của dân tộc mình. Trong cái tất yếu phổ biến chung là chủ nghĩa xã hội một quy luật phát triển của lịch sử, có sự phong phú, đa dạng, sinh động của những con đường, những mô hình, những cách thức và biện pháp xây dựng chủ nghĩa xã hội rất khác nhau để cùng giống nhau về bản chất. Đó là chủ nghĩa xã hội gắn liên với độc lập tự chủ, sáng tạo của từng quốc gia dân tộc.

Hồ Chí Minh đã từng nhấn mạnh: Phải nắm lấy tinh thần và phương pháp của chủ nghĩa Mác - Lênin, dùng nó làm công cụ nhận thức, làm kim chỉ nam cho hành động, phải thấu hiểu thực tiễn đất nước để độc lập giải quyết các vấn đề đặt ra của cách mạng nước mình. Phải ra sức học hỏi kinh nghiệm của các nước anh em, nhưng không được giáo điều, không sao chép máy móc. Tinh thần của những di huấn đó đang có mặt trong thực tiễn đổi mới ngày hôm nay của chúng ta.

Chỉ có độc lập dân tộc, mới có tiền đề cho việc triển khai các nhiệm vụ xây dựng chủ nghĩa xã hội. Chỉ có xây dựng chủ nghĩa xã hội một cách có hiệu quả và thắng lợi, mới tạo ra sức mạnh toàn diện đảm bảo sự bển vững của độc lập dân tộc và tự do, hạnh phúc của nhân dân.

Đó là kinh nghiệm lịch sử, là bài học to lớn, bao trùm của cách mạng Việt Nam. Độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội là sự lựa chọn duy nhất đúng đắn của nhân dân ta. Con đường này đã được mở ra từ khi có Đảng. Cuộc Cách mạng Tháng Tám năm 1945 là bước thắng lợi đầu tiên của con đường này. Từ cuộc Cách mạng Tháng Tám năm 1945, nhân dân ta dưới sự lãnh đạo của Đảng tiếp tục hoàn thành cuộc cách mạng dân tộc dân chủ tiến lên chủ nghĩa xã hội suốt 30 năm ròng, cho đến mùa Xuân năm 1975 Tổ quốc được hoàn toàn độc lập, đất nước thống nhất, nhân dân được tự do. Sau năm 1975 mục tiêu của chúng ta là giữ vững nền độc lập dân tộc tiến lên chủ nghĩa xã hội trong cả nước, đã được chuẩn bị từ cuộc Cách mạng Tháng Tám năm 1945 - 30 năm trước.

Hội nghị lần thứ tám Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá VII họp từ ngày 16 đến ngày 23-1-1995 đã ra Nghị quyết về "Tiếp tục xây dựng và hoàn thiện Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, trọng tâm là cải cách một bước nền hành chính". Cũng tại Hội nghị này, Trung ương Đảng đã thảo luận và giao cho Bộ Chính trị ra Nghị quyết về công tác tư tưởng. Tiếp thu ý kiến của Trung ương, ngày 18-2-1995 Bộ Chính trị đã ra Nghị quyết 09-NQ/TƯ về "Một số định hướng lớn trong công tác tư tưởng hiện nay", trong đó độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội là sự lựa chọn duy nhất đúng đắn là một trong những định hướng quan trọng của công tác tư tưởng, đặc biệt trong tình hình hiện nay, khi mà sự nghiệp đổi mới đang được triển khai trên quy mô rộng lớn bao quát mọi lĩnh vực của đời sống xã hội, đang ra sức phát huy mọi nguồn lực để thực hiện công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước... Bước phát triển mới của cách mạng Việt Nam đang đặt nước ta trước những thời cơ và vận hội lớn, cũng đồng thời cả những thách thức và nguy cơ không thể xem thường.

Giữ vững định hướng xã hội chủ nghĩa là một nguyên tắc của đổi mới mà thực chất là kiên trì sự lựa chọn con đưòng phát triển xã hội chủ nghĩa, gắn liền độc lập dân tộc với chủ nghĩa xã hội của cách mạng nước ta. Cùng với Nghị quyết của Bộ Chính trị về công tác lý luận được ban hành ngay sau Đại hội VII, Nghị quyết về một số định hướng lớn trong công tác tư tưởng hiện nay, cho thấy rõ sự quan tâm đặc biệt của Đảng ta đối với lĩnh vực trọng yếu này. Trọng trách của giới nghiên cứu lý luận và khoa học xã hội - nhân văn, của đội ngũ các cán bộ làm công tác tư tưởng - lý luận của Đảng là đưa Nghị quyết vào cuộc sống, biến tư tưởng, lý luận thành sức mạnh vật chất, biểu hiện ở sự thống nhất tư tưởng và hành động của toàn Đảng, toàn dân, tạo ra động lực tinh thần thúc đẩy sự phát triển xã hội ta theo đúng mục tiêu và lý tưởng đã lựa chọn.

Trong tình hình hiện nay, định hướng này cho thấy quan điểm của Đảng ta là kiên định con đường độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội, Đây là tư tưởng nổi bật, là nét chủ đạo xuyên suốt hệ thống tư tưởng Hồ Chí Minh, là sự nhất quán, triệt để của Hồ Chí Minh và của Đảng ta trong suốt quá trình cách mạng nước ta.

Cương lĩnh đầu tiên của Đảng đã vạch ra đưòng lối của cách mạng Việt Nam. Đó là con đường cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân do giai cấp công nhân và Đảng tiên phong của nó lãnh đạo, tiến tới cách mạng xã hội chủ nghĩa, gắn liền độc lập dân tộc với chủ nghĩa xã hội, đặt cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân trong quỹ đạo cách mạng vô sản, đưa Việt Nam tiến tới chủ nghĩa xã hội không qua chế độ tư bản chủ nghĩa.

Thực tiễn cách mạng Việt Nam từ Cách mạng Tháng Tám 1945 đến kháng chiến chống thực dân Pháp, chống đế quốc Mỹ, thống nhất Tổ quốc và cả nước đi lên chủ nghĩa xã hội, đã cho thấy giương cao ngọn cờ độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội, gắn liền những mục tiêu ấy, đa tạo nên sự kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại, đặt cách mạng Việt Nam vào quỹ đạo vận động và phát triển phù hợp với thòi đại và xu hướng của lịch sử nhân loại.

Ngay từ những năm đầu của sự nghiệp đổi mới, Đảng và nhân dân ta đã phải vượt qua những thử thách rất nghiệt ngã. Thành tựu của đổi mới và xu hướng phát triển tích cực của xã hội ta trong đổi mới trước hết là do Đảng ta đã kiên định sự lựa chọn độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội. Sự vững vàng và nhất quán về quan điểm của Đảng được sự ủng hộ sâu rộng của các tầng lớp nhân dân. Cơ sở chính trị - xã hội đó đảm bảo cho đổi mới theo định hướng xã hội chủ nghĩa ở nước ta diễn ra trong ổn định chính trị. Đó là một nhân tố cực kỳ quan trọng vì chỉ với tiền đề này, chúng ta mới có thể thực hiện được mọi mục tiêu của phát triển.

 

GS, VS. Nguyễn Duy Quý

(Bài trích trong sách "Cách mạng Tháng Tám trong tiến trình lịch sử dân tộc",

Nhà xuất bản Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2005)

 

 



1. Hồ Chí Minh: Toàn tập, Sđd, t. 1, tr.28.

2. V.I. Lênin: Toàn tập, Nxb. Tiến bộ, Mátxcơva, 1974, t. 1, tr. 575.            -

 

Bình luận