Công tác kiểm tra, giám sát và kỷ luật đảng đối với việc nâng cao lãnh đạo và sức chiến đấu của Đảng
1. Yêu cầu của giai đoạn cách mạng mới đòi hỏi phải nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của Đảng Cộng sản Việt Nam
a) Yêu cầu xây dựng và phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa trong xu thế toàn cầu hoá
Phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa là chính sách lâu dài và nhất quán mà Đảng Cộng sản Việt Nam đã lựa chọn. Gần 30 năm thực hiện đường lối đổi mới, mà trọng tâm là chuyển nền kinh tế từ vận hành theo cơ chế kế hoạch hoá tập trung, hiện vật sang vận hành theo cơ chế thị trường, có sự quản lý của Nhà nước, Việt Nam đã đạt được những thành tựu rất quan trọng, có ý nghĩa lịch sử trên tất cả các lĩnh vực kinh tế, xã hội, văn hoá, an ninh, quốc phòng, đối ngoại. Bước vào thế kỷ XXI, Việt Nam có những thuận lợi, cơ hội; khó khăn và thách thức chủ yếu sau:
- Thuận lợi và cơ hội:
+ Thuận lợi chủ yếu: những thành tựu của gần 30 năm đổi mới đã tạo được thế và lực mới cho đất nước, vị thế của Việt Nam trên trường quốc tế ngày càng được nâng cao; có sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam và sự quản lý của Nhà nước; nhân dân Việt Nam cần cù với tinh thần yêu nước và truyền thống đoàn kết cao; đã có những bài học quý báu của những năm đổi mới.
+ Cơ hội lớn: trong xu thế tất yếu của toàn cầu hoá, Việt Nam là nước đi sau nên có thể chọn lọc, tiếp thu các thành tựu về khoa học - kỹ thuật, công nghệ và kinh nghiệm quản lý tiên tiến, tranh thủ nguồn lực từ bên ngoài, phát huy nội lực và lợi thế so sánh của quốc gia, mở rộng thị trường nhằm đẩy mạnh mặt tích cực và hạn chế, khắc phục mặt tiêu cực của quá trình toàn cầu hoá vào phục vụ phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, rút ngắn trình độ phát triển giữa Việt Nam với các nước tiên tiến.
- Khó khăn và nguy cơ:
+ Khó khăn lớn nhất đối với Việt Nam hiện nay là đang trong tình trạng của một quốc gia có mức thu nhập trung bình thấp. Mặt khác, chênh lệch giàu nghèo ngày càng tăng; tỷ lệ thất nghiệp còn lớn; tệ nạn xã hội có chiều hướng lan rộng và gia tăng; môi trường sống ngày càng bị ô nhiễm. Cơ chế quản lý, chính sách phân phối chưa đồng bộ, có mặt chưa hợp lý.
+ Đồng thời với những thuận lợi, cơ hội và khó khăn, Việt Nam đang phải đối mặt với không ít nguy cơ, thách thức rất nghiêm trọng. Đó là: tụt hậu xa hơn về kinh tế so với nhiều nước trong khu vực và trên thế giới; chệch hướng xã hội chủ nghĩa; nạn tham nhũng và tệ quan liêu; diễn biến hoà bình, tự chuyển hoá. Các nguy cơ này diễn biến rất phức tạp, đan xen, tác động lẫn nhau, không thể xem nhẹ nguy cơ nào. Đặc biệt, nạn tham nhũng, tệ quan liêu, suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức và lối sống ở một bộ phận không nhỏ cán bộ, đảng viên là rất nghiêm trọng, đang cản trở việc thực hiện đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước, gây bất bình và làm giảm lòng tin của nhân dân, là nguy cơ lớn đe dọa sự tồn vong của Đảng và của chế độ.
Để góp phần phát huy thuận lợi, tận dụng cơ hội, khắc phục và giải quyết tốt các khó khăn, vượt qua thách thức, đẩy lùi nguy cơ, thúc đẩy thực hiện thắng lợi nhiệm vụ phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, phải tăng cường và nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của Đảng, trong đó có công tác kiểm tra, giám sát, kỷ luật đảng. Sự lãnh đạo của Đảng phải hướng vào thực hiện tốt việc phát triển kinh tế của đất nước và các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế.
b) Yêu cầu xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân và vì nhân dân
Điều 4 Hiến pháp của Việt Nam đã xác định: Đảng Cộng sản Việt Nam là lực lượng lãnh đạo Nhà nước và xã hội. Sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam là điều kiện quan trọng nhất, cơ bản nhất đối với sự nghiệp xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của dân, do dân và vì dân. Việc xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam theo định hướng của Đảng có một số đặc trưng cơ bản. Đó là, pháp luật của Nhà nước phản ánh đường lối, chính sách của Đảng và lợi ích của dân tộc, của nhân dân. Nhà nước xây dựng và ban hành Hiến pháp, pháp luật nhưng lại phải tự đặt mình trong sự ràng buộc thẩm quyền và trách nhiệm trước Hiến pháp và pháp luật, trong khuôn khổ quy định của Hiến pháp, pháp luật; tất cả quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân. Nhân dân sử dụng quyền lực nhà nước vừa trực tiếp, vừa gián tiếp. Đồng thời, chính nhân dân thực hiện quyền giám sát tối cao đối với cơ quan nhà nước trong việc sử dụng quyền lực mà nhân dân giao cho. Quyền giám sát đó được thực hiện bằng các cơ chế và công cụ pháp lý hữu hiệu; các quan hệ xã hội phải được điều chỉnh bằng pháp luật. Pháp luật đóng vai trò như những quy tắc ứng xử chung, mang tính bắt buộc, định ra hành lang pháp lý an toàn cho các quan hệ chung của toàn xã hội; các cơ quan nhà nước cũng như mọi tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức kinh tế và công dân đều có nghĩa vụ tuân thủ triệt để pháp luật; không một tổ chức, cá nhân nào được đứng ngoài hoặc đứng trên pháp luật. Mọi người đều bình đẳng trước pháp luật; bộ máy nhà nước được tổ chức theo nguyên tắc quyền lực của nhân dân là cao nhất và thống nhất, không có sự phân chia quyền lực. Quyền lực nhà nước là thống nhất nhưng có sự phân công rõ ràng và phối hợp chặt chẽ giữa các cơ quan nhà nước trong việc thực hiện các quyền lập pháp, hành pháp và tư pháp. Các cơ quan này thực hiện quyền lực theo chức năng riêng, với một cơ chế giám sát có nhiều khả năng hạn chế, kiềm chế các hành vi lộng quyền và lạm quyền trong bộ máy nhà nước. Nhà nước xác định rõ cho các cơ quan và những người có chức vụ trách nhiệm pháp lý rõ ràng về các hành vi của họ. Công dân được bảo đảm quyền và khả năng buộc các cơ quan nhà nước và những người có chức vụ phải chấp hành pháp luật, thực thi trách nhiệm của mình đối với họ.
Thực thi quyền lực và thi hành pháp luật luôn cần đến sự lãnh đạo, chỉ đạo và kiểm tra, giám sát đầy đủ, hữu hiệu. Trong một nhà nước pháp quyền, các hình thức và cơ chế kiểm tra, giám sát phải thực sự được coi trọng và hoàn thiện ở mức cao nhất, bảo đảm cho quyền lực nhà nước luôn nằm trong quỹ đạo thực thi tốt nhất quyền dân chủ của công dân, phục vụ lợi ích chung của xã hội, của đất nước, pháp luật luôn được tôn trọng, pháp chế và kỷ cương phải được giữ vững. Đối với các cơ quan nhà nước, kiểm tra, giám sát là một trong những biện pháp quan trọng và cần thiết để các cơ quan đó thực hiện đúng chức trách và thẩm quyền của mình, đồng thời là điều kiện để phối hợp các hoạt động hiệu quả. Đến lượt mình, các hoạt động, hình thức và cơ chế kiểm tra, giám sát phải có sự phân công, phối hợp đầy đủ và hoàn thiện hơn.
Xuất phát từ đặc trưng cơ bản của nhà nước pháp quyền, đòi hỏi phải đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng đối với Nhà nước để nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của Đảng. Đảng không đứng trên và đứng ngoài pháp luật mà Đảng phải đặt mình hoạt động trong khuôn khổ Hiến pháp và pháp luật.
c) Yêu cầu xây dựng Đảng trong sạch, vững mạnh để lãnh đạo thực hiện thắng lợi nhiệm vụ của giai đoạn cách mạng hiện nay
Đảng Cộng sản Việt Nam luôn chăm lo xây dựng Đảng trong sạch, vững mạnh về chính trị, tư tưởng và tổ chức, làm cho Đảng ta luôn là một tổ chức chặt chẽ, thống nhất ý chí và hành động. Song, trong điều kiện cầm quyền, hiện nay một số cán bộ, đảng viên xa dân, không muốn đối thoại với dân là một trong những nguyên nhân dẫn đến tình trạng khiếu kiện đông người, vượt cấp vẫn khá phổ biến. Có nơi cán bộ, đảng viên làm sai được quần chúng góp ý, phê bình thì bị trù dập. Đặc biệt, vẫn còn tình trạng mất đoàn kết trong nội bộ Đảng. Mặc dù Đảng và Nhà nước rất chú trọng và có nhiều biện pháp đấu tranh chống tham nhũng, lãng phí nhưng tình trạng tham nhũng, lãng phí ngày càng tinh vi, phức tạp và nghiêm trọng hơn - từ lĩnh vực kinh tế, đã lan sang cả lĩnh vực văn hoá, giáo dục, hoạt động từ thiện,... đặc biệt nghiêm trọng là tình trạng đó đã xâm nhập vào cả cơ quan bảo vệ pháp luật như kiểm sát, toà án, công an, mà đây là các cơ quan nòng cốt trong cuộc đấu tranh chống tham nhũng. Các phần tử tham nhũng chẳng những làm tổn hại lớn tài sản của tập thể và Nhà nước, mà điều nguy hại hơn là làm giảm lòng tin của nhân dân đối với sự lãnh đạo của Đảng, vào bản chất tốt đẹp của chế độ ta. Nạn tham nhũng luôn gắn liền với tệ quan liêu, tạo điều kiện cho lực lượng cơ hội chính trị và các thế lực thù địch chống phá cách mạng Việt Nam từ bên trong, từ suy thoái về đạo đức sẽ dẫn đến suy thoái về tư tưởng chính trị, dẫn đến nguy cơ làm thay đổi bản chất hoặc thậm chí suy yếu chế độ mà Đảng và nhân dân đã tốn bao công sức, xương máu mới giành và xây dựng được như ngày nay.
Đồng thời với suy thoái tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, tham nhũng, quan liêu thì tệ nạn xã hội và các loại tội phạm cũng có chiều hướng gia tăng. Điều đáng lưu tâm là, hiện nay đã xuất hiện băng nhóm tội phạm lớn, hoạt động táo bạo và trắng trợn theo kiểu xã hội đen, thậm chí có sự tiếp tay của một số cán bộ, đảng viên tha hoá, biến chất cho nên cuộc đấu tranh trên lĩnh vực này phải tiếp tục một cách bền bỉ, kiên quyết để từng bước đẩy lùi các tệ nạn, thanh toán các loại tội phạm có tổ chức.
Công tác tổ chức, cán bộ của Đảng còn nhiều yếu kém, bất cập. Một số cán bộ, trong đó có cả cán bộ cao cấp không còn giữ được phẩm chất cách mạng, tư cách của người đảng viên cộng sản; thậm chí có nơi vẫn đề bạt những cán bộ không đủ tiêu chuẩn,...
Tóm lại, nhiều vấn đề búc xúc đã và đang nảy sinh trong hoạt động của Đảng nhưng chưa được ngăn chặn kịp thời, từ đó làm tổn hại đến uy tín và thanh danh của Đảng; vấn đề mất đoàn kết nội bộ, mất dân chủ và vô kỷ luật trong Đảng vẫn là những vấn đề nóng bỏng ở nhiều nơi, làm giảm năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của Đảng, làm xói mòn lòng tin của nhân dân đối với sự lãnh đạo của Đảng. Những yếu kém, hạn chế đó đã được thẳng thắn chỉ ra trong Nghị quyết Trung ương 4 khoá XI "Một số vấn đề cấp bách về xây dựng Đảng hiện nay", cần phải tiếp tục thực hiện quyết liệt để nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của Đảng trong giai đ
Bài viết liên quan | Xem tất cả
- Đồng chí Hoàng Văn Thụ với sự nghiệp cách mạng của Đảng và dân tộc
- Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng từ trần
- Đồng chí Nguyễn Văn Tố - Nhà lãnh đạo tài năng, học giả uyên bác của Việt Nam
- Đồng chí Hoàng Đình Giong, lãnh đạo tiền bối tiêu biểu của Đảng và cách mạng Việt Nam
- Đồng chí Đào Duy Tùng với sự nghiệp cách mạng của Đảng và dân tộc
- Đồng chí Nguyễn Lương Bằng - Người chiến sĩ cộng sản mẫu mực, người học trò xuất sắc của Chủ tịch Hồ Chí Minh
- Xây dựng và phát triển nền đối ngoại, ngoại giao Việt Nam toàn diện, hiện đại, mang đậm bản sắc “Cây tre Việt Nam”
- Sách đồng hành cùng doanh nghiệp trong thời đại công nghệ số
- Đồng chí Lương Khánh Thiện - người chiến sĩ cộng sản kiên trung, trọn đời cống hiến cho sự nghiệp cách mạng của Đảng và dân tộc
- Kỷ niệm 116 năm Ngày sinh Tổng Bí thư Lê Duẩn (07/4/1907 - 07/4/2023): Nhà lãnh đạo kiệt xuất trọn đời vì nước, vì dân
- Đồng chí Chu Huy Mân - Người cộng sản kiên cường, nhà chính trị xuất sắc của Đảng và Quân đội nhân dân Việt Nam (17/3/1913 - 17/3/2023)
- Đồng chí Huỳnh Tấn Phát - Người cộng sản kiên trung mẫu mực