Dự thảo Báo cáo đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2011-2015 và phương hướng, nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2016-2020 (Phần I)
Thực hiện chỉ đạo của Bộ Chính trị tại Công văn số 11421-CV/VPTW, Hướng dẫn số 160/HD-BTGTW ngày 7-9-2015 của Ban Tuyên giáo Trung ương về lấy ý kiến và tổng hợp ý kiến nhân dân đóng góp Dự thảo các văn kiện trình Đại hội XII của Đảng, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia - Sự thật giới thiệu toàn văn Dự thảo Báo cáo đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2011-2015 và phương hướng, nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2016-2020.
BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ THỰC HIỆN NHIỆM VỤ PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI 5 NĂM 2011-2015 VÀ PHƯƠNG HƯỚNG, NHIỆM VỤ PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI 5 NĂM 2016-2020
(Dự thảo)
***
Phần thứ nhất
ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ THỰC HIỆN NHIỆM VỤ PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI 5 NĂM 2011-2015
Trước Đại hội Đảng lần thứ XI, hầu hết các nước trên thế giới thực hiện chính sách hỗ trợ tăng trưởng nhằm đối phó với khủng hoảng tài chính và suy thoái kinh tế toàn cầu. Nhiều dự báo cho rằng khủng hoảng có thể sớm kết thúc và triển vọng kinh tế thế giới sẽ phục hồi sau năm 2010. Trong nước, chúng ta thực hiện đồng bộ nhiều giải pháp thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, trong đó có chính sách kích cầu, hỗ trợ tăng trưởng. Giai đoạn 2006-2010 tăng trưởng kinh tế đạt 7%/năm. Nước ta đã ra khỏi tình trạng kém phát triển, bước vào Nhóm các nước đang phát triển có thu nhập trung bình và hoàn thành nhiều Mục tiêu Phát triển Thiên niên kỷ. Trên cơ sở kết quả đạt được của giai đoạn 2006-2010 và do chưa lường hết được những khó khăn, thách thức nên nhiều chỉ tiêu chủ yếu về kinh tế - xã hội đề ra cho 5 năm 2011-2015 là khá cao.
Sau Đại hội Đảng, tình hình thế giới diễn biến rất phức tạp. Kinh tế phục hồi chậm hơn dự báo1. Nhiều nước tăng cường bảo hộ thương mại và sản xuất. Khủng hoảng nợ công diễn ra trầm trọng hơn ở nhiều quốc gia. Các nước lớn cạnh tranh quyết liệt giành ảnh hưởng trong khu vực. Đối với nước ta, tác động của khủng hoảng tài chính và suy thoái kinh tế toàn cầu làm cho mặt trái của chính sách kích cầu và những yếu kém nội tại của nền kinh tế bộc lộ nặng nề hơn. Lạm phát tăng cao, kinh tế vĩ mô không ổn định, sản xuất kinh doanh và đời sống nhân dân gặp nhiều khó khăn. Trong khi đó, thiên tai, dịch bệnh gây thiệt hại lớn và yêu cầu bảo đảm an sinh xã hội, tăng cường quốc phòng, an ninh ngày càng cao.
Trước diễn biến mới của tình hình, Trung ương Đảng, Bộ Chính trị đã quyết định điều chỉnh mục tiêu, nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội. Tập trung ưu tiên kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô; bảo đảm an sinh xã hội, cải thiện đời sống nhân dân; duy trì tăng trưởng ở mức hợp lý gắn với đẩy mạnh thực hiện ba đột phá chiến lược, cơ cấu lại nền kinh tế và đổi mới mô hình tăng trưởng; bảo đảm quốc phòng - an ninh và ổn định chính trị - xã hội; tăng cường hoạt động đối ngoại và nâng cao hiệu quả hội nhập quốc tế; tạo tiền đề vững chắc cho tăng trưởng cao hơn ở những năm cuối của kế hoạch 5 năm.
Tình hình phức tạp, căng thẳng ở Biển Đông đe doạ nghiêm trọng hoà bình, ổn định và tác động tiêu cực đến phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Chúng ta kiên quyết đấu tranh bảo vệ chủ quyền và thực hiện các giải pháp phù hợp để giữ vững hoà bình và quan hệ hữu nghị với các nước. Đồng thời nỗ lực phấn đấu để đạt kết quả cao nhất các mục tiêu, nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội đã đề ra.
I- CÁC KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC
1- Lạm phát được kiểm soát, kinh tế vĩ mô dần ổn định
Thực hiện đồng bộ các giải pháp để kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô; điều hành chính sách tiền tệ chủ động, linh hoạt và phối hợp tốt hơn với chính sách tài khoá. Đã cơ bản bảo đảm được các cân đối lớn của nền kinh tế. Tốc độ tăng giá tiêu dùng giảm mạnh, từ 18,13% năm 2011 xuống còn khoảng 5% vào năm 2015. Mặt bằng lãi suất giảm, phù hợp với diễn biến lạm phát. Tỉ giá, thị trường ngoại hối ổn định. Khắc phục được cơ bản tình trạng đô-la hoá, vàng hoá. Niềm tin vào đồng tiền Việt Nam tăng lên. Tổng kim ngạch xuất khẩu tăng khá cao, đạt bình quân khoảng 18%/năm; tỉ trọng sản phẩm chế biến trong cơ cấu hàng xuất khẩu tăng mạnh. Cán cân thương mại được cải thiện; cán cân thanh toán quốc tế thặng dư khá cao. Dự trữ ngoại hối tăng, đạt mức cao nhất từ trước đến nay.
Quản lý ngân sách nhà nước được tăng cường. Đẩy mạnh chống thất thu, tiết kiệm chi, ưu tiên chi cho bảo đảm an sinh xã hội và phát triển con người. Huy động các nguồn lực cho đầu tư phát triển, tập trung vốn hoàn thành các công trình quan trọng, cấp bách và đầu tư phát triển nông nghiệp, nông thôn. Nợ công, nợ nước ngoài của quốc gia trong giới hạn an toàn theo quy định của pháp luật1. Tăng cường quản lý thị trường, giá cả, bảo đảm cân đối cung - cầu các mặt hàng thiết yếu và đẩy mạnh phòng, chống buôn lậu, gian lận thương mại.
2- Tăng trưởng kinh tế được duy trì ở mức hợp lý, từ năm 2013 dần phục hồi, năm sau cao hơn năm trước; chất lượng tăng trưởng được nâng lên
Tốc độ tăng Tổng sản phẩm trong nước (GDP) bình quân 5 năm đạt 5,82%/năm3. Quy mô và tiềm lực của nền kinh tế tiếp tục tăng lên; GDP năm 2015 đạt khoảng 204 tỉ USD, bình quân đầu người khoảng 2.200 USD4.
Sản xuất công nghiệp từng bước phục hồi; chỉ số sản xuất công nghiệp năm 2014 - 2015 tăng trên 7,5%; tỉ trọng công nghiệp chế biến, chế tạo trong cơ cấu công nghiệp tăng mạnh. Khu vực nông nghiệp phát triển ổn định, giá trị sản xuất tăng bình quân 3,9%/năm; độ che phủ rừng đạt khoảng 42% vào năm 2015. Giá trị gia tăng khu vực dịch vụ tăng khá, đạt bình quân 6,5%/năm. Tổng mức bán lẻ hàng hoá và doanh thu dịch vụ tiêu dùng tăng bình quân 14,7%/năm (loại trừ yếu tố giá tăng khoảng 6,5%). T
Bài viết liên quan | Xem tất cả
- Đồng chí Hoàng Văn Thụ với sự nghiệp cách mạng của Đảng và dân tộc
- Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng từ trần
- Đồng chí Nguyễn Văn Tố - Nhà lãnh đạo tài năng, học giả uyên bác của Việt Nam
- Đồng chí Hoàng Đình Giong, lãnh đạo tiền bối tiêu biểu của Đảng và cách mạng Việt Nam
- Đồng chí Đào Duy Tùng với sự nghiệp cách mạng của Đảng và dân tộc
- Đồng chí Nguyễn Lương Bằng - Người chiến sĩ cộng sản mẫu mực, người học trò xuất sắc của Chủ tịch Hồ Chí Minh
- Xây dựng và phát triển nền đối ngoại, ngoại giao Việt Nam toàn diện, hiện đại, mang đậm bản sắc “Cây tre Việt Nam”
- Sách đồng hành cùng doanh nghiệp trong thời đại công nghệ số
- Đồng chí Lương Khánh Thiện - người chiến sĩ cộng sản kiên trung, trọn đời cống hiến cho sự nghiệp cách mạng của Đảng và dân tộc
- Kỷ niệm 116 năm Ngày sinh Tổng Bí thư Lê Duẩn (07/4/1907 - 07/4/2023): Nhà lãnh đạo kiệt xuất trọn đời vì nước, vì dân
- Đồng chí Chu Huy Mân - Người cộng sản kiên cường, nhà chính trị xuất sắc của Đảng và Quân đội nhân dân Việt Nam (17/3/1913 - 17/3/2023)
- Đồng chí Huỳnh Tấn Phát - Người cộng sản kiên trung mẫu mực