Nỗ lực bồi dưỡng đội ngũ lãnh đạo cốt cán đủ sức đảm đương trọng trách "hai dẫn đầu"
Đại hội lần thứ XVI Đảng Cộng sản Trung Quốc đã chỉ rõ cần phải xây dựng xã hội theo mô hình học tập. Hội nghị Trung ương 4 khóa XVI cũng đã đưa ra mục tiêu xây dựng chính đảng theo mô hình học tập. Muốn xây dựng được xã hội theo mô hình học tập, cần phải xây dựng được chính đảng theo mô hình học tập trước với việc xây dựng chính đảng theo mô hình học tập, khâu then chốt nằm ở việc xây dựng đội ngũ cán bộ theo mô hình học tập. Đây không chỉ là yêu cầu để dẫn dắt toàn đảng cùng học tập, mà còn là yêu cầu để nâng cao tố chất lãnh đạo của cán bộ đảng các cấp và thực hiện tốt hơn nữa sứ mệnh lãnh đạo của mình.
Một lễ tốt nghiệp đại học ở Thượng Hải, Trung Quốc. (Ảnh: Getty Images)
Thực hiện mục tiêu “hai dẫn đầu” là sứ mệnh lãnh đạo và thực tiễn cầm quyền lớn nhất trong giai đoạn hiện nay của các tổ chức đảng ở Giang Tô. Sứ mệnh cao cả, thực tiễn đầy đủ sức sáng tạo đó đặc biệt cần có một đội ngũ cán bộ lãnh đạo cốt cán có tố chất cao, đủ sức đảm đương trọng trách. Chúng ta cần ý thức được rằng, đối diện với tình hình thế giới, giai đoạn mới, nhiệm vụ mới thì tầm nhìn, trình độ tri thức và năng lực của đội ngũ cán bộ của toàn tỉnh Giang Tô còn có quá nhiều điểm chưa thích ứng. Ví dụ như thực hiện phát triển nhưng lại không am hiểu tiến trình và quy luật công nghiệp hóa, hiện đại hóa của thế giới; thực hiện quốc tế hóa nền kinh tế nhưng lại không nắm được quy tắc kinh tế thương mại quốc tế và không biết ngoại ngữ; thực hiện đô thị hóa nhưng không hiểu gì về quy hoạch đô thị; thực hiện thông tin hóa nhưng không biết vận dụng, tận dụng mạng internet; thực hiện quản lý theo pháp luật nhưng không thông thạo pháp luật, pháp quy,… vẫn còn là những hiện trạng khá phổ biến. Một bộ phận cán bộ tự bằng lòng về vốn tri thức hiện có, tự bằng lòng về kinh nghiệm của bản than mà chỉ coi trọng việc giao tế, ít chịu học hỏi, tìm hòi, nghiên cứu, dần rơi vào trạng thái thiếu và yếu về tri thức và bản lĩnh. Tính đến cuối năm 2003, trong số cán bộ lãnh đạo đảng và chính quyền cấp phòng trở lên ở các huyện trên toàn tỉnh, số cán bộ có trình độ nghiên cứu sinh chiếm 6,34%; số cán bộ có trình độ đại học chính quy chiếm 45,28%, số cán bộ có trình độ văn hóa từ trung cấp trở xuống vẫn còn chiếm tới 48,29%. So sánh với thời điểm năm 2000, tỷ lệ cán bộ có trình độ học vấn ở mức nghiên cứu sinh tăng 3%; tỷ lệ cán bộ có trình độ học vấn ở mức đại học chính quy tăng 9%. Nhưng, cần thấy rằng, cơ cấu trí thức này vẫn chưa thể thích ứng với nhu cầu phát triển trong tương lai của Giang Tô, cần phải tiếp tục cải thiện và nâng cao. Chúng ta cần phải đặt nhiệm vụ xây dựng đội ngũ cán bộ theo mô hình học tập lên vị trí nổi bật hơn nữa, coi việc bồi dưỡng đội ngũ cán bộ lãnh đạo đảng và chính quyền “trăm, nghìn, vạn”[1] là nhiệm vụ trọng tâm, triển khai công tác bồi dưỡng cán bộ theo quy mô lớn, giải quyết hiệu quả các vấn đề như “khủng hoảng tri thức”, “khủng hoảng bản lĩnh” hiện đang tồn tại trọng đội ngũ cán bộ, nâng cao toàn diện tố chất lãnh đạo và bản lĩnh cầm quyền của cán bộ các cấp, cố gắng trong thời gian từ 3 đến 5 năm, bồi dưỡng cho được lớp cán bộ lãnh đạo kế cận cốt cán để thực hiện mục tiêu “hai dẫn đầu” của Giang Tô trong hơn 10 năm sau này. Trong các cơ quan đảng, chính quyền của Giang Tô hiện nay, có 1.361 cán bộ cấp sở, vụ của thành phố, 20.601 cán bộ cấp phòng của các huyện, 217.000 cán bộ cấp xã, thị trấn trở xuống, nếu có được một đội ngũ cán bộ lãnh đạo có tầm nhìn xa, khả năng đoán biết đại cục tốt, đường lối tư duy mạch lạc, giàu sức sáng tạo, có hoài bão lớn, giỏi tập hợp sức dân, trong số đó, có được lớp cán bộ cơ sở dám làm dám chịu, được quần chúng tín nhiệm thì sức phát triển của Giang Tô sẽ trở nên mạnh mẽ, bừng bừng khí thế đi lên, mục tiêu “hai dẫn đầu” của Giang Tô nhất định sẽ thực hiện được theo đúng kế hoạch.
Cần tập trung xoay quanh nhiệm vụ chiến lược nâng cao năm năng lực cầm quyền chủ yếu và nhu cầu thực tế để thực hiện “hai dẫn đầu”, tập trung bồi dưỡng đội ngũ cán “ba rộng lớn”, cần từ một xuất phát điểm cao hơn, xây dựng được quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng, rèn luyện cho cán bộ trong toàn tỉnh theo nguyên tắc vừa phải là hệ thống, vừa phải có hiệu quả, đáp ứng được yêu cầu của nhiệm vụ phát triển. Muốn thế, thứ nhất, cần kiên trì việc đẩy mạnh vũ trang lý luận giúp cán bộ các cấp, đặc biệt là cán bộ lãnh đạo nâng cao trình độ lý luận, nắm vững phương pháp tư duy khoa học, xây dựng được thế giới quan, nhân sinh quan, giá trị quan đúng đắn, tăng cường năng lực tư duy chiến lược, mở rộng khả năng sáng tạo, năng lực điều tiết, năng lực kiểm soát toàn cục và nâng cao năng lực công tác quần chúng. Thứ hai, cần phân chia đối tượng, xác định yêu cầu rõ rang. Căn cứ theo các nhu cầu khác nhau của những cán bộ lãnh đạo ở tầng nấc khác nhau, cương vị khác nhau để xác định nội dung và trọng điểm học tập, đào tạo, bồi dưỡng cán bộ theo hướng có trọng tâm, quy định khối kiến thức cơ sở, kiến thức chuyên ngành và kỹ năng cơ bản bắt buộc phải nắm vững, tăng cường năng lực thực thi chức trách theo cương vị, đảm nhiệm chức vụ lãnh đạo của cán bộ. Thứ ba, cần đổi mới phương thức, phương pháp bồi dưỡng cán bộ. Kiên trì coi nhu cầu công việc là định hướng, coi việc xây dựng năng lực là hạt nhân, bồi dưỡng có trọng điểm đối với cán bộ, đẩy mạnh hoạt động bồi dưỡng nhân tài ưu tú, bồi dưỡng liên tục, nhiều lần đối với cán bộ trẻ, ưu tiên bồi dưỡng những nhân tài ở các phương diện còn khuyết thiếu. Chúng ta cần tiếp tục phát huy vai trò chủ yếu của hệ thống trường đảng các cấp và hệ thống học viện hành chính, tích cực tận dụng tài nguyên giáo dục của các trường cao đẳng, đại học, vận dụng tối đa các phương thức đào tạo hiện đại như đào tạo trên truyền hình, đào tạo qua mạng, để tạo dựng sân chơi mới cho hoạt động bồi dưỡng cán bộ, mở rộng kênh đào tạo, bồi dưỡng cán bộ. Đặc biệt, cần chú ý giúp đỡ cán bộ lãnh đạo mở rộng tầm nhìn, xây dựng thế giới quan. Cần đẩy mạnh việc đưa cán bộ lãnh đạo đi đào tạo, bồi dưỡng ở nước ngoài, cố gắng trong vòng 5 năm hoàn thành mục tiêu toàn bộ cán bộ lãnh đạo đảng, chính quyền chủ chốt ở các huyện, thành phố có quy mô lớn và thành phố trực thuộc trong toàn tỉnh; người phụ trách chủ chốt trong các cơ quan, doanh nghiệp trọng tâm của tỉnh, thành phố có cơ hội học tập, bồi dưỡng ở nước ngoài. Cần nỗ lực nâng cao hiệu quả của công tác bồi dưỡng cán bộ, nội dung bồi dưỡng phải thiết thực, phương pháp bồi dưỡng phải phong phú, đa dạng, để gắn kết chặt chẽ giữa công tác bồi dưỡng cán bộ với thực tiễn công việc, đạt đến mục tiêu học và hành gắn kết chặt chẽ, hỗ trợ và bổ sung cho nhau. Thứ tư, cần xây dựng và kiện toàn cơ chế khuyến khích đánh giá hoạt động học tập, bồi dưỡng của cán bộ. Đối với cán bộ tham gia học tập, bồi dưỡng cần phải có quy trình ràng buộc cứng, lập hồ sơ học tập của mỗi cá nhân cán bộ, thực hiện biện pháp quản lý, đánh giá bằng điểm số. Cần phải coi thành tích bồi dưỡng, học tập và kết quả lĩnh hội kiến thức bắt buộc là cơ sở quan trọng để tuyển dụng và đề bạt cán bộ, những cán bộ không đạt được yêu cầu của việc học tập và quy định của việc bồi dưỡng sẽ không được đề bạt, không được thăng chức. Cán bộ lãnh đạo các cấp cần phải có ý thức tự học tập suốt đời, xuất phát từ mục tiêu thực hiện tốt hơn nữa các chức trách, nhiệm vụ được giao để không ngừng tăng cường động lực nội tại của việc học tập, tự giác tìm tòi tri thức mới, tích lũy kinh nghiệm mới, nâng cao bản lĩnh mới.
Lý Nguyên Chiều
Trích trong cuốn "Hiện đại hóa giáo dục",
Nhà xuất bản Chính trị quốc gia, Hà Nội 2014
*****
1. Cán bộ lãnh đạo đảng, chính quyền “trăm, nghìn, vạn” là chỉ hơn 100 cán bộ lãnh đạo chủ chốt cấp sở, vụ hơn 1.000 cán bộ lãnh đạo cấp sở, vụ của thành phố và hơn 2 vạn cán bộ lãnh đạo cấp phòng của các huyện.
2. Năm năng lực cầm quyền chủ yếu bao gồm: năng lực chèo lái nền kinh tế thị trường xã hội chủ nghĩa, năng lực phát triển nền kinh tế dân chủ xã hội chủ nghĩa, năng lực xây dựng nền văn hóa tiên tiến xã hội chủ nghĩa, năng lực xây dựng xã hội hài hòa xã hội chủ nghĩa và năng lực ứng phó với cục diện thế giới và giải quyết các sự vụ quốc tế.
Bài viết liên quan | Xem tất cả
- Đồng chí Hoàng Văn Thụ với sự nghiệp cách mạng của Đảng và dân tộc
- Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng từ trần
- Đồng chí Nguyễn Văn Tố - Nhà lãnh đạo tài năng, học giả uyên bác của Việt Nam
- Đồng chí Hoàng Đình Giong, lãnh đạo tiền bối tiêu biểu của Đảng và cách mạng Việt Nam
- Đồng chí Đào Duy Tùng với sự nghiệp cách mạng của Đảng và dân tộc
- Đồng chí Nguyễn Lương Bằng - Người chiến sĩ cộng sản mẫu mực, người học trò xuất sắc của Chủ tịch Hồ Chí Minh
- Xây dựng và phát triển nền đối ngoại, ngoại giao Việt Nam toàn diện, hiện đại, mang đậm bản sắc “Cây tre Việt Nam”
- Sách đồng hành cùng doanh nghiệp trong thời đại công nghệ số
- Đồng chí Lương Khánh Thiện - người chiến sĩ cộng sản kiên trung, trọn đời cống hiến cho sự nghiệp cách mạng của Đảng và dân tộc
- Kỷ niệm 116 năm Ngày sinh Tổng Bí thư Lê Duẩn (07/4/1907 - 07/4/2023): Nhà lãnh đạo kiệt xuất trọn đời vì nước, vì dân
- Đồng chí Chu Huy Mân - Người cộng sản kiên cường, nhà chính trị xuất sắc của Đảng và Quân đội nhân dân Việt Nam (17/3/1913 - 17/3/2023)
- Đồng chí Huỳnh Tấn Phát - Người cộng sản kiên trung mẫu mực