Phát triển kinh tế vùng Đồng bằng sông Cửu Long – thực trạng và giải pháp

Phát triển kinh tế vùng Đồng bằng sông Cửu Long – thực trạng và giải pháp
Tác giả: Ban Chỉ đạo Tây Nam Bộ
Số trang: 126 trang
Giá tiền: Sách không bán
Xuất bản:
  • Thông tin sách
  • Bình luận
  • Đồng bằng sông Cửu Long gồm địa giới hành chính của 13 tỉnh thành: Long An, Tiền Giang, Đồng Tháp, Vĩnh Long, Bến Tre, Trà Vinh, An Giang, Kiên Giang, Hậu Giang, Sóc Trăng, Bạc Liêu, Cà Mau và thành phố Cần Thơ. Đồng bằng sông Cửu Long có vai trò và vị trí quan trọng trong phát triển kinh tế - xã hội, hợp tác đầu tư nước ngoài, giao lưu quốc tế; đặc biệt là tiềm năng, lợi thế bậc nhất về nông nghiệp, kinh tế biển, công nghiệp năng lượng… Vì vậy, sự phát triển của Đồng bằng sông Cửu Long có ý nghĩa hết sức quan trọng đối với phát triển kinh tế đất nước.

    Mười năm qua, với sự nỗ lực của cả hệ thống chính trị, sự lãnh đạo, chỉ đạo đúng đắn, sâu sát của Bộ Chính trị, Ban Bí thư, Thủ tướng Chính phủ, các bộ, ngành Trung ương, nỗ lực phấn đấu của các địa phương, nhân dân trong vùng và sự tham gia tích cực của Ban Chỉ đạo Tây Nam Bộ trong việc thực hiện Nghị quyết số 21-NQ/TW ngày 20-1-2003 của Bộ Chính trị về phương hướng, nhiệm vụ, giải pháp phát triển kinh tế - xã hội và bảo đảm an ninh, quốc phòng vùng Đồng bằng sông Cửu Long thời kỳ 2001-2010, vùng Đồng bằng sông Cửu Long đã đạt được nhiều thành tựu to lớn, có ý nghĩa quan trọng. Các nhiệm vụ chủ yếu của Nghị quyết đặt ra đã được hoàn thành trong điều kiện có nhiều biến động, khó khăn về kinh tế trong và ngoài nước. Đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng, nhất là hạ tầng giao thông có nhiều chuyển biến, gắn kết với thủy lợi; toàn vùng cơ bản hoàn thành mục tiêu xây dựng cụm, tuyến dân cư và nhà ở vùng ngập lũ. Tuy nhiên, kinh tế vùng Đồng bằng sông Cửu Long phát triển chưa bền vững, chất lượng, hiệu quả cạnh tranh thấp, yếu tố rủi ro còn cao, chưa tương xứng với tiềm năng của vùng; một số nhiệm vụ đề ra trong Nghị quyết 21 chưa đạt.

    Nguyên nhân của những hạn chế, yếu kém trên được các tác giả phân tích, dẫn chứng chi tiết từ lý luận đến thực trạng và đề ra các giải pháp, kiến nghị nhằm giúp Đồng bằng sông Cửu Long phát huy lợi thế của vùng, khắc phục tình trạng không gian kinh tế bị chia cắt theo địa giới hành chính, tình trạng “mạnh ai nấy làm”, hướng đến liên kết nội vùng và liên vùng để phát triển bền vững.

    Để cung cấp thêm cho bạn đọc thông tin về tình hình phát triển kinh tế vùng Đồng bằng sông Cửu Long, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia - Sự thật và Ban Chỉ đạo Tây Nam Bộ phối hợp xuất bản cuốn sách Phát triển kinh tế vùng Đồng bằng sông Cửu Long - thực trạng và giải pháp của các tác giả Nguyễn Phong Quang, ThS. Trần Hữu Hiệp, TS. Võ Hùng Dũng.

    Nội dung cuốn sách gồm ba chương.

    Chương I: Liên kết vùng Đồng bằng sông Cửu Long - mệnh lệnh của phát triển;

    Chương II: Nông dân Đồng bằng sông Cửu Long - từ chén cơm đầy đến chén cơm ngon;

    Chương III: “Mở khóa” du lịch đất chín rồng.

    Phạm Ngọc Huệ

    Sản phẩm cùng loại

    Tác giả: Nhà xuất bản Chính trị quốc gia Sự thật; Báo Nhân dân; Tỉnh ủy Nam Định; Đảng ủy Khối Doanh nghiệp Trung ương; Học viện Báo chí và Tuyên truyền; Báo Điện tử Đảng Cộng sản Việt Nam
    Giá tiền: Liên hệ
    Tác giả: PGS.TS. Nguyễn Văn Thạo - TS. Nguyễn Mạnh Hùng (Đồng chủ biên)
    Giá tiền: 137.000 đ
    Tác giả: Diane Coyle
    Giá tiền: Liên hệ
    Tác giả: Michael E. Kraft - Scott R. Furlong
    Giá tiền: Liên hệ
    Tác giả: PGS.TS. Bùi Quang Tuấn - TS. Hà Huy Ngọc (Đồng chủ biên)
    Giá tiền: Liên hệ
    Tác giả: PGS.TS. Nguyễn Văn Thạo -TS. Nguyễn Mạnh Hùng (Đồng chủ biên)
    Giá tiền: Liên hệ
    Tác giả: PGS.TS. Phạm Minh Tuấn - PGS.TS. Nguyễn Thị Tuyết Mai - TS. Nguyễn Thị Thảo (Đồng chủ biên)
    Giá tiền: Liên hệ
    Tác giả: TS. Trương Quốc Việt - ThS. Phạm Mai Linh (Đồng chủ biên)
    Giá tiền: 99.000 đ