Cuốn sách phản ánh và làm sáng rõ hơn một số vấn đề lịch sử trong toàn bộ tiến trình vận động Cách mạng Tháng Tám, khởi đầu bằng thời điểm cuộc chiến tranh thế giới nổ ra (9-1939), Đảng Cộng sản Đông Dương đặt nhiệm vụ giải phóng dân tộc lên hàng trước tiên, huy động tối đa sức mạnh dân tộc, chuẩn bị lực lượng mọi mặt và chớp thời cơ tiến hành cuộc Tổng khởi nghĩa giành chính quyền, đến ngày 2-9-1945.
Kế thừa những kết quả nghiên cứu của giới sử học, đồng thời trên cơ sở những kết quả nghiên cứu mới, cuốn sách được chia thành 6 chương, trong đó tập trung trình bày sự vận dụng truyền thống đại đoàn kết dân tộc “Cả nước một lòng, toàn dân đánh giặc” của dân tộc nhằm khơi dậy và quy tụ các nguồn lực dân tộc để cứu nước; việc Đảng ta và Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn nắm chắc, dự đoán và đánh giá đúng tình hình thế giới và trong nước, thay đổi chiến lược, xây dựng lực lượng cách mạng, kết hợp các hình thức đấu tranh chính trị với đấu tranh vũ trang, tận dụng thời cơ, phối hợp hành động, vận động đồng bào toàn quốc đứng dậy “đem sức ta mà giải phóng cho ta” làm chuyển hóa so sánh thế và lực giữa ta và địch, tạo nên sức mạnh tổng hợp áp đảo kẻ thù. Bên cạnh đó, các tác giả cũng đã tổng kết, nêu lên tầm vóc vĩ đại và một số kinh nghiệm của Cách mạng Tháng Tám.