Đường lối binh vận của Đảng (1930-1975)

Đường lối binh vận của Đảng (1930-1975)
Tác giả: ThS. Trần Thị Thúy Nga - TS. Nguyễn Thị Hồng Phương - ThS. Phạm Thanh Thủy (Tuyển chọn)
Số trang: 216 trang
Giá tiền: 70.000 đ
Xuất bản: 4-2019
  • Thông tin sách
  • Bình luận
  • Binh vận (tùy vào từng thời kỳ, còn có những cách gọi khác như: tâm công, địch vận, binh - địch vận, tuyên truyền đặc biệt) là một sách lược, tư tưởng chiến lược được hình thành và vận dụng từ rất sớm trong lịch sử chống ngoại xâm của dân tộc ta. Kể từ khi thành lập, trải qua hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ (1930-1975), Đảng ta luôn xác định binh vận là một công tác quan trọng trong đường lối chiến lược của Đảng và đã vận dụng hiệu quả vào quá trình lãnh đạo cách mạng, góp phần đem lại những thắng lợi quan trọng. Để góp phần cung cấp cho bạn đọc tài liệu nghiên cứu về binh vận và đường lối binh vận của Đảng, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia Sự thật xuất bản cuốn sách Đường lối binh vận của Đảng (1930-1975).

    Cuốn sách được chia thành hai phần: Phần I - Đường lối của Đảng về công tác binh vận; Phần II - Chủ trương của Xứ ủy Nam Bộ và Trung ương Cục miền Nam về công tác binh vận. Trong mỗi phần, các tác giả đều tuyển chọn theo từng vấn đề cụ thể: vị trí, vai trò của công tác binh vận; kiểm điểm công tác binh vận; bản chất của quân đội địch; thái độ đối với quân đội địch; chiến lược; chủ trương; nhiệm vụ; khẩu hiệu; phương châm, phương pháp, biện pháp và cách thức tổ chức binh vận qua từng giai đoạn. Các nội dung trong hai phần được tuyển chọn từ Văn kiện Đảng toàn tậpLịch sử biên niên Xứ ủy Nam Bộ và Trung ương Cục miền Nam giai đoạn 1954-1975.

    Sản phẩm cùng loại

    Tác giả: Viện Lịch sử quân sự
    Giá tiền: 161.000 đ
    Tác giả: TS. Nguyễn Văn Duẩn
    Giá tiền: 107.000 đ
    Tác giả: PGS.TS. Đặng Cẩm Tú - GS.TS. Nguyễn Thái Yên Hương (Đồng chủ biên)
    Giá tiền: 195.000 đ